Lịch sử Giải_bóng_đá_vô_địch_quốc_gia_Việt_Nam

Giải bóng đá vô địch quốc gia là sân chơi hạng cao nhất trong hệ thống thi đấu của bóng đá Việt Nam, giải do VFF tổ chức từ năm 1980, tính đến năm 2015 đã trải qua 32 mùa giải (năm 1988 không tổ chức thi đấu giải, còn năm 1999 chỉ có giải Tập huấn mùa Xuân và không được tính là giải bóng đá vô địch quốc gia).

Tuy nhiên, giải đấu đã liên tục có những sự thay đổi từ tên gọi cho đến số lượng các đội tham dự, cũng như thể thức thi đấu… Trong thập niên 80 của thế kỷ trước, giải đấu mang tên là giải bóng đá A1 toàn quốc.

Tiếp đó, giải được đổi tên thành giải đội mạnh toàn quốc kể từ năm 1990 và mang tên là giải hạng Nhất quốc gia trong giai đoạn 1996 - 2000. Từ mùa giải 2000-2001 đến 2011, bóng đá Việt Nam chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp, giải vô địch quốc gia chính thức mang tên V-League với sự tham dự của các cầu thủ nước ngoài.

Với sự ra đời của VPF, từ năm 2012, giải được đổi tên thành giải bóng đá Ngoại hạng (Super League). Tuy nhiên, đến mùa giải 2013, giải lấy lại tên là giải VĐQG Việt Nam (V-League).

Như vậy cho đến thời điểm này, giải đã có tổng cộng 6 lần đổi tên, trung bình cứ 5 mùa giải lại đổi tên một lần. Không chỉ có vậy, giải đấu cũng đã 3 lần thay đổi về mặt thể thức thi đấu. Trong giai đoạn 1980-1995: Các đội bóng tham dự giải được chia vào các bảng theo khu vực địa lý.

Trong mỗi bảng các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt tính điểm. Các đội nằm ở tốp đầu mỗi bảng sẽ tranh tài ở Vòng chung kết để tranh chức vô địch, còn các đội nằm ở tốp cuối mỗi bảng sẽ thi đấu Vòng chung kết ngược để chọn ra các đội xuống hạng.

Tại mùa giải năm 1996, 12 đội tham dự thi đấu vòng tròn 2 lượt. Sau khi kết thúc 2 lượt này, 6 đội đầu bảng thi đấu vòng tròn một lượt để chọn đội vô địch, 6 đội cuối bảng cũng thi đấu vòng tròn một lượt để chọn 2 đội xuống hạng Từ năm 1997 đến 2013 (trừ giải Tập huấn mùa Xuân năm 1999), các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt tính điểm. Đội giành được nhiều điểm nhất sẽ giành chức vô địch.

Còn các đội đứng cuối bảng (1 hoặc 2 đội tùy năm) sẽ phải xuống hạng. Biến động lớn nhất chính là số lượng các đội tham dự giải. Trước khi bóng đá Việt Nam chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp, con số này thay đổi gần như mỗi năm: Lúc thì 16,17, khi thì 18, 19, 20 đội, thậm chí có thời điểm còn tăng lên đến 27 đội (vào năm 1987) và 32 đội (vào năm 1989).

Kể cả khi V-League ra đời, con số này được co lại nhưng cũng không ổn định. Trong 2 mùa giải chuyên nghiệp đầu tiên (2000-2001 và 2001-2002), số lượng các đội bóng tham dự V-League đều là 10 đội. Bước sang mùa giải 2003, số lượng các đội bóng tranh tài ở sân chơi V-League tăng thành 12 đội.

Con số này giữ nguyên đến mùa giải 2005 trước khi tăng lên thành 13 đội ở mùa giải 2006 (lẽ ra đã là 14 đội nếu như Câu lạc bộ Ngân hàng Đông Á không mất quyền tham dự do dính vào vụ hối lộ trọng tài ở giải hạng Nhất 2005). Một năm sau, lần đầu tiên trong lịch sử V-League chứng kiến cuộc tranh tài của 14 đội bóng ở giải đấu hạng cao nhất của bóng đá Việt Nam.

Con số này được giữ nguyên trong vòng 6 năm, trước khi giảm xuống còn 12 đội ở V-League 2013 sau khi hàng loạt đội bóng bị giải thể hoặc chuyển giao. Theo dự kiến ban đầu, số lượng các đội bóng tham dự V-League 2014 sẽ quay trở lại con số 14. Thế nhưng do Câu lạc bộ bóng đá KienLongBank Kiên Giang không đủ kinh phí để đăng ký tham dự giải nên con số này sẽ chỉ còn lại là 13.[6]

Từ mùa 2015 trở đi, số đội tham dự giải được giữ nguyên là 14 đội.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giải_bóng_đá_vô_địch_quốc_gia_Việt_Nam http://www.vnleague.com/ http://www.vnleague.com/cup-quoc-gia/ http://www.vnleague.com/hang-nhat/ http://www.vnleague.com/hang-nhat/dieu-le/1867-Die... http://www.vnleague.com/vdqg-vleague/thong-bao/186... http://www.vnleague.com/vdqg-vleague/thong-bao/636... http://www.vnleague.com/vdqg-vleague/thong-bao/770... http://www.vnleague.com/vpf/cong-van/443-Cong-van-... http://www.vnleague.com/vpf/doi-tac/ http://www.psg.fr/fr/Equipe-Pro/300002/Fiche-joueu...